Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu


Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu

Sau Tết Nguyên đán, Tết Nguyên Tiêu hay rằm tháng giêng được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới ở Trung Quốc. Ngày này và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng".

Ở Trung Quốc và Đài Loan hiện nay, Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là "Lễ hội đèn hoa" hoặc "Hội hoa đăng", có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo từ 13 đến 17 tháng giêng. Được yêu chuộng là những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích.

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 1

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 2

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 3

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 4

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 5

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 6

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 7

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 8

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 9

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 10

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 11

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 12

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 13

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 14

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 15

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 16

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 17

Náo nhiệt không khí Tết Nguyên Tiêu 18

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Phong tục tết cổ truyền


Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nghèo cũng có chiếc bánh chưng, chai rượu. Vì vậy xin miễn liệt kê dài dòng, để trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

Tống cựu nghênh tân:
 Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.
Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.

Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi:
Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "Nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. Ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giầu có lân cận và chúc họ "Lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "Nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai hoạ thì động viên nhau "Của đi thay người", "Tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.

Quà Tết, lễ Tết:
Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tổ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ".

Lễ mừng thọ:
Ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ẩn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu nǎm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.


                                                                                                    PHƯƠNG CHI- 9/6

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Con ước Mẹ luôn hạnh phúc mỗi khi Tết về.


      Con ước Mẹ luôn hạnh phúc mỗi khi Tết về.

     Trong không khí của những ngày cuối năm, mọi người còn đang tất bật với những công việc thì đâu đó vang lên:
“Xuân Xuân ơi! Xuân đã về. Có nỗi vui nào vui hơn ngày Xuân đến…” hay “Tết, Tết, Tết đến rồi...”. Một mùa xuân lại đến, khí hậu chuyển đổi, những cây mai, cây đào,… bắt đầu nở hoa, tất cả mọi vật trở nên tươi mới dệt nên một bức tranh xuân thật tuyệt. Thực vậy, Tết nguyên Đán là Tết khởi đầu cho một năm mới, là dịp để mọi người trong gia đình cùng sum vầy và cùng chúc nhau một năm mới vạn sự như ý. Bốn mùa, mùa xuân có thể nói là mùa đẹp nhất, mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, xanh tươi và mùa xuân còn là mùa của sự may mắn, an khang. Bởi thế tôi mang ơn cái gọi là Tết, những ngày này tôi có thể giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, rửa cốc chén,…Với tôi, Tết là dịp để mình nói những lời xin lỗi và cảm ơn. Để tìm lại yêu thương, niềm tin và sự thanh thản trong tâm hồn.       
      

       
       Đã xa rồi những cái Tết đáng nhớ, nhớ thuở nhỏ tôi cùng mẹ, ba đi về quê ngoại đón Tết. Nhiều lúc nhớ lại những nghi thức đón Tết trong đêm 30 của gia đình mà tôi không khỏi bật cười. Bà ngoại giục cả nhà đi tắm rồi mặc quần áo đẹp. Pháo hoa bắn thì bật nhạc lên trong lúc ba đứng ngoài sân khấn vái trời đất, rồi vừa nói chuyện phiếm với nhau vừa xem chương trình cầu truyền hình. Lại thay quần áo đi ngủ. Giờ đây, Tết đối với tôi và cả mẹ nữa, thật buồn khi trong nhà vắng bóng ba. Kể từ khi ba mất, mẹ luôn bận rộn với công việc buôn bán để lo cho chị em tôi ăn học. Ngay những ngày cuối năm này đây, mẹ còn phải lo làm việc. Có lẽ đã lâu lắm rồi, mẹ chẳng mua cho mình bộ áo quần mới. Tết đến, mẹ vẫn mặc những chiếc áo cũ còn tôi với cái Hoa mỗi đứa một bộ quần áo mới. Có lần cái Hoa hỏi mẹ: “ Sao mẹ cứ mặc mãi cái áo này thế? Con muốn mẹ mặc áo mới đưa con đi chơi Tết cơ”. Mẹ cười và nói: “ Mẹ mua áo mới thì lấy tiền đâu ra mua cho hai chị em cô”. Những lúc như thế tôi chỉ ước mình có thật nhiều tiền để mua cho mẹ những bộ quần áo thật đẹp. Mẹ bảo tôi thật ngốc, mẹ bảo tôi học thật giỏi, đó là món quà lớn nhất đối với mẹ rồi.




Xuân Quý tỵ sắp đến rồi, chào năm cũ! Tôi lại thêm tuổi mới, với nhiều niềm vui, hoài bão mới. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ luôn vui lòng và tự hào về tôi. “Mẹ- món quà mà thượng đế đã ban tặng cho con. Con yêu mẹ nhiều lắm”.
       
                                                                                        Hoài Thương - 9/6

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

SỚ CỦA “ TÁO – LÁO ”



SỚ CỦA “ TÁO – LÁO ”
       Táo bà đang ngồi xem chương trình ti vi Tết thì táo ông về sau một chuyến du hành lên     thiên đình báo cáo kết quả cuối năm .
Táo bà trông thấy bộ dạng thất thần của táo ông liền hỏi:
- Ông đi đường thế nào mà trông ông không được khỏe thế? Hay ông lên trên đó nhậu xỉn.
  Táo ông lườm táo bà và thì thào:
- Bà có biết không, tui đi trúng xe nhồi nhét như ăn cơm tù, uống nước lã ba ngày, tui còn sống về đến nhà là may lắm rồi.
  Táo bà hét lên!
- Trời ơi, chứ công an đâu mà để xe cộ như thế?
- Ừ...! Thì cũng có công an gác đường, họ làm tích cực lắm chứ nhưng có điều là lạ là tui chỉ thấy xe dừng lại, phụ xe nhảy xuống đưa cái gì đó cho mấy ông kẹ giao thông rồi “ zọt ” chứ xe có bị kiểm tra đâu vì thế xe nhét 70-80 chục người là chuyện bình thường.
- Thế ông có báo cáo với Ngọc hoàng chuyện này không?
- Ngu sao báo cáo để tui lấy thành tích chứ!
- Rồi cái vụ báo cáo sửa đường, nâng cấp đường nhưng trời mưa vẫn ngập xe cộ qua lại không được, ông có báo cáo không?
- Cũng không nốt!
- Vì sao vậy?
- Vì tui muốn để bà con mình có công ăn việc làm như dắt xe qua vùng ngập nước để lấy tiền sống chứ.
- Trời ơi! Thế còn vụ bệnh viện quá tải ở các thành phố lớn, một giường xếp đến hai, ba bệnh nhân nằm, giá thuốc tây lên như hỏa tiễn, ông có báo cáo không?
- Táo ông đáp gọn lỏn: “Cũng không!” Bà có biết chuyện này năm nào tui cũng tâu nhưng đâu lại vào đấy, thà không tâu để lấy thành tích thì xướng hơn!
 Táo bà đứng bật dậy quát:
- Ông quá lắm đó nha, còn mấy vụ cán bộ xài bằng cấp giả ông cũng nín luôn chứ gì?
- Bà biết là tui cố nói “trệch” đi để lấy thành tích là xã hội công bằng, văn minh không?
- Vậy ông làm Táo để làm gì?
 Ngày 23 âm lịch hằng năm ông được đứa lên thiên đình để “ngắm” các cô tiên nữ hả? Làm sao tôi chịu nổi...
 

Táo ông nhỏ giọng:
- Bà ơi nói nhỏ tí đi. Bà mà la hét om sòm như vậy thì tui cũng đi đời luôn.
 Táo bà:
- Tại sao ông lại đi đời?
- Tui cũng mua bằng giả, mua ghế... để được lên chức “Táo” mà hưởng lộc chứ bà tưởng tự dưng tui có được đấy à?
 Táo bà chạy vào phòng cầm ra một lá đơn và bảo: “Ông kí vào đây!”
 Táo ông trợn tròn đôi mắt nhìn dòng chữ: “ĐƠN XIN LY DỊ” rồi hét lớn:
- Trời ơi! Chết tui rồi! Đời tui đã hết...!




  Diệu My-9.6

CHỢ HOA NGÀY TẾT


CHỢ HOA NGÀY TẾT

Nhng ngày cui năm luôn là nhng ngày tp np dn dp vi bao công vic. Cái không khí tết tràn ngp khp ph phưng. Ngày Tết, muôn hoa đua nhau khoe sc và thú chơi hoa đã tr thành mt thú vui không th thiếu trong “3 ngày tết, 7 ngày xuân” ca ngưi dân Vit Nam. Và ch hoa luôn là đim thu hút nhiu ngưi nht vào cui năm…

       


                                  Mi ngưi nô nc chn hoa…….




 Đến vi ch hoa, có vô s cây cnh, hoa lá cho ngưi mua chn la….





                                               Hoa cúc mâm xôi…



                                             Qut cnh….


                                          
                                              Hoa vn th……



                                 
                                           Hoa cúc đá..



Và hàng trăm loài hoa khác……


      



                                         Ch hoa Tam Kỳ khi hoàng hôn xung…….
         
  Ta như ng ngàng trưc v đp ca muôn hoa khi hoàng hôn xung, nhng rám đ cui chân tri càng làm ni bt v đp ca thiên nhiên trong những ngày cuối năm…

     Chơi hoa là một thú vui bổ ích, lâu dần trở nên gần gũi trong đời sống và Trở thành một nét đẹp văn hoá của người dân Việt..mong rằng nét đẹp này sẽ ngày càng được phát huy và giữ gìn để không bị tàn lụi và mai một-nét đẹp ngày xuân…..
                                        
                                                             LÊ UYÊN - 9.6

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013


Những phong tục Tết truyền thống đang "hấp hối"

Điểm danh những phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên đán đang bị mai một dần...
Những phong tục Tết truyền thống đang "hấp hối" 1
Những phong tục Tết truyền thống đang "hấp hối" 2
Những phong tục Tết truyền thống đang "hấp hối" 3
Phong tục nào trong số các phong tục truyền thống trên vẫn còn tồn tại ở nơi bạn sống? Hãy comment phía dưới để chia sẻ cùng bạn đọc nhé!


Hình tượng đặc biệt của loài Rắn trong lịch sử dân tộc


(Dân trí)- Trong lịch sử dân tộc, từng có nhiều vị vua, danh nhân lập nên công trạng hoặc tiêu tan sự nghiệp vì liên quan tới rắn. Có thể có nhiều câu chuyện không nằm trong chính sử, nhưng dân gian đã truyền miệng từ nhiều đời và thuộc nằm lòng.

Đau đớn nhất và khiến người ta kinh hãi nhất là truyện rắn báo thù trong vụ án Lệ Chi Viên mà Nguyễn Trãi đã bị tru di tam tộc. Chuyện bắt đầu từ lần cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh cho dọn khu vườn hoang, đêm nằm mơ thấy một người đàn bà và bầy con mọn đến xin ông hãy tạm khoan phát quang bụi rậm thêm ít bữa để họ kịp dời đi. Sáng hôm sau, vì bận việc, ông chưa kịp dặn dò người nhà thì đám học trò đã đánh chết một bầy rắn con và làm bị thương rắn mẹ. Đêm đến, khi ông đang đọc sách, một con rắn bò trên xà nhà nhỏ máu xuống, thấm vào ba trang sách.
Sau đó, tương truyền, rắn đã hóa thành Nguyễn Thị Lộ, một cô bán chiếu gon giỏi tài đối đáp làm thơ cùng Nguyễn Trãi và được ông đưa về phủ làm thiếp. Sau, Nguyễn Thị Lộ đầu độc vua, bị dìm xuống sông và biến thành rắn lội xuống nước đi mất. 3 trang giấy bị thấm máu ứng với ba đời nhà Nguyễn Trãi bị chu di.
 
Loài rắn khiến câu chuyện thảm án Lệ Chi Viên của dòng họ Nguyễn Trãi trở nên huyền bí, bi thảm.
Loài rắn khiến câu chuyện thảm án Lệ Chi Viên của dòng họ Nguyễn Trãi trở nên huyền bí, bi thảm.
Rắn là loài động vật đáng sợ, nhưng theo dân gian, không ít lần rắn đã giúp người Việt lập công đánh bại kẻ thù. Nhiều truyền thuyết về rắn thần đặc biệt gắn với triều Lý ở thế kỷ 11. Tương truyền, bài thơ thần Nam quốc Sơn hà của Lý Thường Kiệt được ghi lại từ lời của hai vị thần Trương Hống và Trương Hát báo trong giấc mộng. Hai vị này được cho là hóa thân của rắn thần trong đầm lầy Dạ trạch, từng biến thành người để phò giúp Dạ trạch vương Triệu Quang Phục đánh đuổi quân Lương. Sau này, khi Lý Phật Tử cướp ngôi, họ đã tự tử bằng lá ngón. Đền thờ của họ được lập ở ngã ba Xà, phía Nam sông Cầu. Vào thế kỷ thứ 11, Lý Thường Kiệt trong trận chiến ở phòng tuyến sông Như Nguyệt đã may mắn được hai vị thần Trương Hống, Trương Hát về hứa giúp mang thần binh đến quét sạch lũ giặc. Trong giấc mộng của Lý Thường Kiệt, hai thần ngâm bài thơ:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Tiếng ngâm vừa dứt, hai vị thần hoá thành đôi rắn có mào, trườn về phía sông Cầu. Lý Thường Kiệt liền truyền quân đốt đèn, lấy bút nghiên chép lại bài thơ thần trong trí nhớ. Cùng với giọng đọc hào sảng vang ra từ đền thờ thần Trương Hống - Trương Hát, quân ta đã tràn lên như vũ bão tiêu diệt quân Tống và giành thắng lợi.
 
Lệ Mật có hội làng về loài Rắn
Lệ Mật có hội làng về loài Rắn
Ở Hà Nội, ngay tại Thủ Lệ, quận Ba Đình ngày nay có đền thờ thần Linh Lang và ở gần đó cũng có phố Linh Lang, nhưng ít ai biết, ông là ai. Theo những gì còn truyền lại, Linh Lang là hoàng tử thứ tư của vua Lý Thánh Tông, sinh nhằm ngày 13 tháng Chạp năm Giáp Thìn (1064) tại làng ở Trị Chợ Thủ Lệ (Quận Ba Đình ngày nay). Ông cũng có dòng dõi từ rắn và rồng. Tương truyền, một người đàn bà hiếm muộn ở huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây nằm mơ thấy rắn mây đuổi theo mặt trăng, sau đó có mang sinh được một gái đặt tên là Hạo. Lớn lên, nàng Hạo vô cùng xinh đẹp lọt vào mắt xanh vua Lý Thánh Tông. Vào cung hầu vua được vài năm, mẹ mất, nàng Hạo xin vua về làm lễ mai táng và ở lại chăm sóc phần mộ. Một hôm Hạo ra bờ hồ Tây tắm rửa, thì một con giao long lao tới quấn chặt, hương thơm sực nức, rồi có thai tới mười bốn tháng. Vào một hôm trời nổi cuồng phong, hương thơm ngào ngạt, nàng Hạo sinh được một người con trai tướng mạo khôi ngô đặt tên là Hoàng Lang. Sau đó, giặc Trịnh Vĩnh xâm lược, Hoàng Lang vụt lớn xin đi đánh giặc và đại thắng. Đất nước yên ổn, Hoàng Lang hoá rắn bò về hồ Tây.
Cũng trong triều Lý, ở đời vua Lý Thái Tông, nhờ việc lập công giết rắn hung dữ cứu công chúa mà một chàng trai họ Hoàng đã được nhà vua ban cho ân huệ. Đó là lần công chúa đi thuyền rồng cùng với cung nữ trên sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) thì bất ngờ một con rắn khổng lồ, hung dữ làm gió to sóng cả nổi lên lật thuyền. Một chàng trai họ Hoàng đang thả thuyền ven sông kéo lưới đánh cá, thấy vậy đã dũng cảm lao xuống sông giết thuỷ quái cứu được công chúa. Được ban thưởng, chàng chỉ xin vua cho chàng đưa dân nghèo khai hoang lập ấp mở trại quanh thành Thăng Long để làm ăn sinh sống. Dân làng Lệ Mật nhớ ơn, tôn chàng làm Thành hoàng làng và hàng năm mở hội để tưởng nhớ công đức của người xưa.
 
Nhà bác học Lê Quý Đôn
Nhà bác học Lê Quý Đôn
Vào thế kỷ 18, nhà bác học Lê Quý Đôn từng nổi tiếng khi còn là cậu bé Lê Danh Phương với bài thơ Rắn đầu biếng học bằng chữ Nôm. Bài thơ 8 câu 7 chữ đã nhắc đến 8 thứ rắn phổ biến ở Việt Nam (rắn liu điu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn thằn lằn, rắn hổ trâu, rắn hổ mang). Nhờ có bài thơ này mà cậu bé Lê Quý Đôn thuở nhỏ đã tránh được một trận đòn của cha vì tội biếng học, mải chơi.
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học quyết không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da
Từ nay trâu lỗ xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia
Bài thơ không chỉ hay về ý nghĩa, mà còn thể hiện phép chơi chữ kỳ tài của Lê Quý Đôn. Và quả nhiên, thần đồng thuở nhỏ sau này đã đỗ đạt, là quan thời Lê trung hưng, là nhà thơ, và là bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến.
Lê Nguyễn (tổng hợp)
Hình tượng đặc biệt của loài Rắn trong lịch sử dân tộc
Hình tượng đặc biệt của loài Rắn trong lịch sử dân tộc Hình tượng đặc biệt của loài Rắn trong lịch sử dân tộc10 7 7292