THUYẾT
TRÌNH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN VỚI NGHỀ "PHÓNG VIÊN BÁO CHÍ"
Có lẽ trong ký ức thơ ấu của
tôi và bạn, ai cũng từng ấp ủ ước mơ sẽ trở thành "ai đó" khi trưởng
thành. Một giáo viên trên giảng đường, một cầu thủ trên sân bóng hay một bác sĩ
tận tụy bên giường bệnh...Riêng tôi, nghề nghiệp mơ ước của tôi là trở thành
một phóng viên báo chí. Này nhé, chỉ cần bạn mở một trang báo bất kỳ, bạn sẽ
biết mọi tin tức từ thời tiết đến tỷ giá, từ tình hình căng thẳng ở Trung Đông
hay chính sách đối ngoại của nước ta...Chưa kể chuyên mục yêu thích của tôi là
Chuyện lạ bốn phương. Tôi luôn say sưa với những khám phá kỳ thú từ những quốc
gia, châu lục với những nền văn hóa khác biệt. Và vì sự mê say đó, tôi đã tìm
hiểu con đường để trở thành một phóng viên như thế nào.
Trước tiên, bạn phải hiểu thật
cặn kẽ về nghề phóng viên. Phóng viên hay nhà báo là người làm việc trong một
tòa soạn báo, một hãng thông tấn, một đài truyền hình hoặc đài phát thanh. Đôi
khi có những phóng viên tự do không trực thuộc một cơ quan nào những cũng hoạt
động trong lĩnh vực báo chí. Làm phóng viên là thu thập thông tin thuộc tất cả
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội...sau đó viết bài, gửi về cho
đội ngũ biên tập viên chỉnh sửa lại trước khi hoàn thiện trên mặt báo.Ngày nay, áp
lực về tốc độ cập nhật thông tin mới khiến cho các nhà báo luôn phải “vắt chân
lên cổ mà chạy” để đến trực tiếp hiện trường hay liên hệ gấp được với nhân vật
để lấy được thông tin kịp thời. Và
để có thể sâu sát tình hình đời sống xã hội, những người dấn thân vào nghề này
phải có sự năng động, nhạy bén cũng như khả năng viết lách, nắm bắt thông tin
thật tốt. Phóng viên cũng phải là người xông xáo, nhiệt tình, sẵn sàng đi đến
những vùng sâu vùng xa...không ngại sống một cuộc sống khó khăn, bộn bề để có
được những tư liệu thực nhất, kịp thời phản ánh qua báo. Và chính vì nhiều gian
nan vậy nên nghề này rất cần sự đam mê và nghiêm túc thực sự, cũng như một chữ
"Tâm" với ngòi bút của mình.
Làm
phóng viên đơn giản bắt đầu từ 1 chiếc máy ảnh, 1 quyển sổ, 1 cây bút...
Mục tiêu lớn nhất của một
phóng viên chính là tìm đến cội nguồn của sự thật. Sự yêu cầu, mong mỏi của xã
hội, nhân dân bắt buộc người phóng viên phải phản ánh đúng sự thật khách quan
như nó vốn có và đã diễn ra. Nhưng việc đó không hề dễ. Nó đòi hỏi niềm khát
khao cháy bỏng và sự hi sinh to lớn. Trong tình huống không thể tránh được,
người phóng viên phải dám trả giá đắt để không hổ thẹn với nghề. Những nhà
báo đi tác nghiệp trong điều kiện thời tiết xấu như lũ lụt, gió bão, đi thâm
nhập vào các tổ chức xã hội đen, các vụ mua bán phi pháp hay các cuộc bạo động…
đều có nguy cơ cao đeo dọa đến tính mạng. Chẳng vậy mà thỉnh thoảng bạn
vẫn có thể thấy có tin nhà báo này nhà báo kia bị đánh đập, đe dọa, bị bắt hay
sát hại… bởi những thế lực ngầm. Tuy nhiên, đó là trên thế giới, ở Việt Nam thì
tình hình dịu hơn nhưng cũng không ít nguy cơ rình rập. Vì thế có thể coi đây
là một “nghề nguy hiểm”.
Nhiều
nhà báo bị hãm hại.
Vũ khí của người phóng viên chính là
khả năng đưa đến thông tin cho mọi người. Đó còn được gọi là “quyền lực thứ tư
của xã hội”. Bạn là người tạo lập và hướng dẫn dư luận xã hội, đại diện cho
tiến nói chung của đông đảo các tầng lớp nhân dân.Nhưng cũng chính vì vậy bạn
phải cẩn thận lời ăn tiếng nói trên các mặt báo. Những thông tin bạn cung cấp
có thể là thông tin tốt hay thông tin xấu hay những thông tin được coi là có
ích cho xã hội nhưng lại có hại cho một cá nhân, tổ chức nào đó. Nó khiến bạn
trở thành tâm điểm. Bạn có thể bị theo dõi hay bị hãm hại. Những độc giả hay
khán giả yêu quý bạn cũng không thể luôn bên cạnh bạn, bảo vệ cho bạn. Vì dẫu
nay đã khác xưa, nhưng vẫn còn nhiều luồng thông tin chưa được phân biệt rõ đen
trắng. Tuy vậy, với những người phóng viên nhiệt huyết, có trách nhiệm, họ vẫn
không ngại khổ, ngại khó, ngại đối mặt với nguy hiểm để đưa đến công chúng
những thông tin trung thực, chính xác nhất. Họ luôn lấy sự ủng hộ, yêu quý của
độc giả làm động lực để càng cố gắng hoàn thành tốt sứ mệnh của mình – sứ mệnh
của những vị thần bảo vệ công lý.
Các phóng viên đang hành nghề
Ngoài ra, khi công nghệ thông
tin phát triển, những phương tiện kỹ thuật số ra đời, hỗ trợ rất nhiều cho mọi
loại hình công việc, phóng viên cũng phải nhanh nhạy với các sản phẩm high
tech, biết tận dụng tiện ích của máy ảnh, điện thoại, laptop hay những phương
tiện tích hợp công nghệ khác, cho nghề nghiệp của mình. Và một trong những yếu
tố quan trọng không kém nữa là, một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, một tinh thần
sảng khoái, tích cực, để thích nghi với những chuyến công tác dài ngày, những
địa bàn khắt nghiệt về thời tiết, điều kiện sinh hoạt. Đặc biệt, với nữ giới,
để theo đuổi nghề này, cần khá nhiều sự hi sinh. Nhưng, được sống với niềm đam
mê và trở thành một phóng viên giỏi, đạt được những thành công nào đó, sự đánh
đổi với thời gian, tâm sức...cũng xứng đáng phải không?
Người ta thường nói khó
khăn luôn đi kèm với cơ hội. Vì
vậy, trong thời đại nay nhiều bạn trẻ có ước mơ đi theo nghề báo. Ta cũng thấy
được báo chí là một nghề có tìm năng lớn. Tại sao lại như vậy? Buổi sáng
tình dậy, thói quen của rất nhiều người là mua báo đọc, quan tâm xem hôm nay có
gì mới trong nước cũng như nước ngoài. Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ,… là những
trang báo lớn, có uy tín và được nhiều độc giả yêu thích. Mọi người cũng truy cập internet để
đọc báo mạng, đó là các trang 24h.com.vn, baodatviet.vn,… bongdaplus.vn giành
cho những người quan tâm và đam mê bóng đá, kenh14.vn kênh giải trí giành cho
giới trẻ…v.v Ngoài ra, nghề phóng viên còn là một nghề năng động và luôn luôn
mới. Nó tạo cho bạn nhiều cảm
giác năng động và mới mẻ nhất. Đơn giản là vì bạn là người đưa tin về cái mới.
Nếu bạn chán ghét sự lặp lại đơn điệu thì nghề báo rất đáng để bạn lưu tâm. Đây cũng là một nghề thích hợp đối với
những bạn có “máu phiêu lưu”. Bạn sẽ được đi nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất
mới để giao lưu, học hỏi thêm nhiều điều hay; tiếp thu, gạn lọc truyền thụ tinh
hoa văn hóa nước ngoài cũng như quảng bá văn hóa, tinh thần dân tộc ta cho các
nước bạn.
Hiện ở nước ta, có 2 trường Đại
học lớn đào tạo nghề này là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ở Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh). Bạn có thể thi khối C hoặc D. Ngành này cũng đang là nghề hot
trong xã hội, được các bạn trẻ theo đuổi nhiều, nên tỷ lệ chọi và điểm chuẩn
cũng khá cao. Nếu xác định theo nghiệp viết lách nhiều thử thách mà cũng đầy
thú vị này, bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều. Đầu tư cho khối thi của mình, đầu tư
cho vốn sống (bằng những trải nghiệm gián tiếp từ sách vở), và cả đầu tư ngoại
ngữ. Vì xu hướng phát triển toàn cầu, một phóng viên ít nhất phải giao tiếp
thành thạo tiếng Anh. Chưa kể phải trang bị thêm tiếng Trung, tiếng Nhật...
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở
TP Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn ở Hà Nội
Khi nền kinh tế nước ta phát triển và mở ra nhiều cơ hội
cho ngành báo chí, cả nước có hơn 500 đầu báo giấy, và hàng trăm tờ báo mạng
khác, sẽ có rất nhiều con đường rộng mở cho bạn, và cho tôi, những cây bút trẻ,
thế hệ trẻ, thích sống, cống hiến và chuyển tải hết nhịp điệu cuộc sống qua
trang viết của mình. Và như cách nghề nghiệp này được ví von, quyền lực thứ tư
trong xã hội, tôi vẫn tự tin rằng, phóng viên báo chí là nghề đáng được theo
đuổi.