Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013


THUYẾT TRÌNH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN VỚI NGHỀ "PHÓNG VIÊN BÁO CHÍ"

        Có lẽ trong ký ức thơ ấu của tôi và bạn, ai cũng từng ấp ủ ước mơ sẽ trở thành "ai đó" khi trưởng thành. Một giáo viên trên giảng đường, một cầu thủ trên sân bóng hay một bác sĩ tận tụy bên giường bệnh...Riêng tôi, nghề nghiệp mơ ước của tôi là trở thành một phóng viên báo chí. Này nhé, chỉ cần bạn mở một trang báo bất kỳ, bạn sẽ biết mọi tin tức từ thời tiết đến tỷ giá, từ tình hình căng thẳng ở Trung Đông hay chính sách đối ngoại của nước ta...Chưa kể chuyên mục yêu thích của tôi là Chuyện lạ bốn phương. Tôi luôn say sưa với những khám phá kỳ thú từ những quốc gia, châu lục với những nền văn hóa khác biệt. Và vì sự mê say đó, tôi đã tìm hiểu con đường để trở thành một phóng viên như thế nào.

       Trước tiên, bạn phải hiểu thật cặn kẽ về nghề phóng viên. Phóng viên hay nhà báo là người làm việc trong một tòa soạn báo, một hãng thông tấn, một đài truyền hình hoặc đài phát thanh. Đôi khi có những phóng viên tự do không trực thuộc một cơ quan nào những cũng hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Làm phóng viên là thu thập thông tin thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội...sau đó viết bài, gửi về cho đội ngũ biên tập viên chỉnh sửa lại trước khi hoàn thiện trên mặt báo.Ngày nay, áp lực về tốc độ cập nhật thông tin mới khiến cho các nhà báo luôn phải “vắt chân lên cổ mà chạy” để đến trực tiếp hiện trường hay liên hệ gấp được với nhân vật để lấy được thông tin kịp thời. Và để có thể sâu sát tình hình đời sống xã hội, những người dấn thân vào nghề này phải có sự năng động, nhạy bén cũng như khả năng viết lách, nắm bắt thông tin thật tốt. Phóng viên cũng phải là người xông xáo, nhiệt tình, sẵn sàng đi đến những vùng sâu vùng xa...không ngại sống một cuộc sống khó khăn, bộn bề để có được những tư liệu thực nhất, kịp thời phản ánh qua báo. Và chính vì nhiều gian nan vậy nên nghề này rất cần sự đam mê và nghiêm túc thực sự, cũng như một chữ "Tâm" với ngòi bút của mình.

                         
                Làm phóng viên đơn giản bắt đầu từ 1 chiếc máy ảnh, 1 quyển sổ, 1 cây bút...
                           
                        Mục tiêu lớn nhất của một phóng viên chính là tìm đến cội nguồn của sự thật. Sự yêu cầu, mong mỏi của xã hội, nhân dân bắt buộc người phóng viên phải phản ánh đúng sự thật khách quan như nó vốn có và đã diễn ra. Nhưng việc đó không hề dễ. Nó đòi hỏi niềm khát khao cháy bỏng và sự hi sinh to lớn. Trong tình huống không thể tránh được, người phóng viên phải dám trả giá đắt để không hổ thẹn với nghề. Những nhà báo đi tác nghiệp trong điều kiện thời tiết xấu như lũ lụt, gió bão, đi thâm nhập vào các tổ chức xã hội đen, các vụ mua bán phi pháp hay các cuộc bạo động… đều có nguy cơ cao đeo dọa đến tính mạng. Chẳng vậy  mà thỉnh thoảng bạn vẫn có thể thấy có tin nhà báo này nhà báo kia bị đánh đập, đe dọa, bị bắt hay sát hại… bởi những thế lực ngầm. Tuy nhiên, đó là trên thế giới, ở Việt Nam thì tình hình dịu hơn nhưng cũng không ít nguy cơ rình rập. Vì thế có thể coi đây là một “nghề nguy hiểm”.

                             
                                                  Nhiều nhà báo bị hãm hại.

                 Vũ khí của người phóng viên chính là khả năng đưa đến thông tin cho mọi người. Đó còn được gọi là “quyền lực thứ tư của xã hội”. Bạn là người tạo lập và hướng dẫn dư luận xã hội, đại diện cho tiến nói chung của đông đảo các tầng lớp nhân dân.Nhưng cũng chính vì vậy bạn phải cẩn thận lời ăn tiếng nói trên các mặt báo. Những thông tin bạn cung cấp có thể là thông tin tốt hay thông tin xấu hay những thông tin được coi là có ích cho xã hội nhưng lại có hại cho một cá nhân, tổ chức nào đó. Nó khiến bạn trở thành tâm điểm. Bạn có thể bị theo dõi hay bị hãm hại. Những độc giả hay khán giả yêu quý bạn cũng không thể luôn bên cạnh bạn, bảo vệ cho bạn. Vì dẫu nay đã khác xưa, nhưng vẫn còn nhiều luồng thông tin chưa được phân biệt rõ đen trắng. Tuy vậy, với những người phóng viên nhiệt huyết, có trách nhiệm, họ vẫn không ngại khổ, ngại khó, ngại đối mặt với nguy hiểm để đưa đến công chúng những thông tin trung thực, chính xác nhất. Họ luôn lấy sự ủng hộ, yêu quý của độc giả làm động lực để càng cố gắng hoàn thành tốt sứ mệnh của mình – sứ mệnh của những vị thần bảo vệ công lý.

                                                           
                                                   Các phóng viên đang hành nghề
    Ngoài ra, khi công nghệ thông tin phát triển, những phương tiện kỹ thuật số ra đời, hỗ trợ rất nhiều cho mọi loại hình công việc, phóng viên cũng phải nhanh nhạy với các sản phẩm high tech, biết tận dụng tiện ích của máy ảnh, điện thoại, laptop hay những phương tiện tích hợp công nghệ khác, cho nghề nghiệp của mình. Và một trong những yếu tố quan trọng không kém nữa là, một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, một tinh thần sảng khoái, tích cực, để thích nghi với những chuyến công tác dài ngày, những địa bàn khắt nghiệt về thời tiết, điều kiện sinh hoạt. Đặc biệt, với nữ giới, để theo đuổi nghề này, cần khá nhiều sự hi sinh. Nhưng, được sống với niềm đam mê và trở thành một phóng viên giỏi, đạt được những thành công nào đó, sự đánh đổi với thời gian, tâm sức...cũng xứng đáng phải không?
 Người ta thường nói khó khăn luôn đi kèm với cơ hội. Vì vậy, trong thời đại nay nhiều bạn trẻ có ước mơ đi theo nghề báo. Ta cũng thấy được báo chí là một nghề có tìm năng lớn. Tại sao lại như vậy? Buổi sáng tình dậy, thói quen của rất nhiều người là mua báo đọc, quan tâm xem hôm nay có gì mới trong nước cũng như nước ngoài. Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ,… là những trang báo lớn, có uy tín và được nhiều độc giả yêu thích. Mọi người cũng truy cập internet để đọc báo mạng, đó là các trang 24h.com.vn, baodatviet.vn,… bongdaplus.vn giành cho những người quan tâm và đam mê bóng đá, kenh14.vn kênh giải trí giành cho giới trẻ…v.v Ngoài ra, nghề phóng viên còn là một nghề năng động và luôn luôn mới.  tạo cho bạn nhiều cảm giác năng động và mới mẻ nhất. Đơn giản là vì bạn là người đưa tin về cái mới. Nếu bạn chán ghét sự lặp lại đơn điệu thì nghề báo rất đáng để bạn lưu tâm. Đây cũng là một nghề thích hợp đối với những bạn có “máu phiêu lưu”. Bạn sẽ được đi nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất mới để giao lưu, học hỏi thêm nhiều điều hay; tiếp thu, gạn lọc truyền thụ tinh hoa văn hóa nước ngoài cũng như quảng bá văn hóa, tinh thần dân tộc ta cho các nước bạn.
            Hiện ở nước ta, có 2 trường Đại học lớn đào tạo nghề này là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Bạn có thể thi khối C hoặc D. Ngành này cũng đang là nghề hot trong xã hội, được các bạn trẻ theo đuổi nhiều, nên tỷ lệ chọi và điểm chuẩn cũng khá cao. Nếu xác định theo nghiệp viết lách nhiều thử thách mà cũng đầy thú vị này, bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều. Đầu tư cho khối thi của mình, đầu tư cho vốn sống (bằng những trải nghiệm gián tiếp từ sách vở), và cả đầu tư ngoại ngữ. Vì xu hướng phát triển toàn cầu, một phóng viên ít nhất phải giao tiếp thành thạo tiếng Anh. Chưa kể phải trang bị thêm tiếng Trung, tiếng Nhật...
       
   
                       Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở TP Hồ Chí Minh

      
                          Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Hà Nội

            Khi nền kinh tế nước ta phát triển và mở ra nhiều cơ hội cho ngành báo chí, cả nước có hơn 500 đầu báo giấy, và hàng trăm tờ báo mạng khác, sẽ có rất nhiều con đường rộng mở cho bạn, và cho tôi, những cây bút trẻ, thế hệ trẻ, thích sống, cống hiến và chuyển tải hết nhịp điệu cuộc sống qua trang viết của mình. Và như cách nghề nghiệp này được ví von, quyền lực thứ tư trong xã hội, tôi vẫn tự tin rằng, phóng viên báo chí là nghề đáng được theo đuổi.
             
                                                                         

                                                                         Dương Thị Bích Thư



Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Nhân dịp quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 xin gửi đến mẹ và cô giáo những đóa hoa tươi thắm và những lời chúc tốt đẹp nhất!









































Tìm hiểu lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3


Tìm hiểu lịch sử ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 


8 tháng 3 được xem là ngày quốc tế phụ nữ hàng năm nhưng ít ai biết lịch sử hình thành ngày này như thế nào. Chính vì vậy tạp chí công nghệ đã giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về ngày 8/3 này để các bạn
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 hay còn gọi là Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977.
Ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3
Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới.
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới.
  • Trước đây do tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ.
  • Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.
Lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
Nữ công nhân ngày Quốc tế phụ nữ biểu tình tại Sydney, tháng 3 năm 1975
  • Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
  • 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là “Bánh mì và Hoa hồng” (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳtuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909[4].
  • Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu cho lần đầu tiên (19 tháng 3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, đã được hơn một triệu người tham gia[4].
  • Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ý và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động).[4] Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đễ đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
  • Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn “Better to starve fighting than starve working” (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.
  • Năm 1912, nhà thơ Hoa Kỳ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
  • Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.
  • Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ởNga.[4]
  • Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễn hành tạiParis, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc.
  • Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm dều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.
  • Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.
  • 8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
Biểu tình kỷ niệm ngày giành quyền bình đẳng giới tại Philippin, ngày 8/3/2008
  • Năm 1977, nghĩa là hai năm sau Năm Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay ngày Quốc tế Phụ Nữ vẫn còn được xem là ngày lễ chính thức tại những nước sau đây: Angola, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraina, Uzbekistan, và Việt Nam. Trong những xã hội này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái, vv.vv. Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày của Mẹ (Mother’s Day).
Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế
Năm 1975, trong Năm Quốc tế Phụ nữ (International Women’s Year), Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 08 tháng 3. Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã thông qua một nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (United Nations Day for Women’s Rights and International Peace) và khuyến nghị các quốc gia thành viên tổ chức ngày hành động, phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của họ. Trong phần diễn giải quyết định, Đại hội công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực hòa bình và phát triển và kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử và tăng hỗ trợ cho sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013



TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG

CHO EM HUỲNH THỊ VINH VÀ CÁC EM


Các lớp ủng hộ

Trong lúc đi đánh cá để mưu sinh tại khúc sông Trường Giang,vợ chồng anh Huỳnh Văn Phương (40 tuổi) và chị Nguyễn Thị Thúy (36 tuổi), trú tại khối phố 6, phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, bị lật ghe, chết đuối.Vợ chồng anh Phương mất đi bỏ lại 3 đứa con nhỏ dại (em Huỳnh thị Vinh học 6/5 THCS Lý Tự Trọng, 2 em khác học Tiểu học và mẫu giáo).

Nhận được tin, Trường THCS 
LTT tổ chức vận động học sinh các chi đội lớp, CBGVCNV.... giúp đỡ các em.Qua 2 ngày vận động đến nay số tiền đã lên đến 40 triệu đồng và sáng ngày 5/3/2013 nhà trường đã trao sổ Tiết kiệm cho gia đình các em.Hiện nay việc quyên góp vẫn đang được các thầy cô, các lớp, cha mẹ học sinh và các học sinh cũ từ khắp mọi nơi tiếp tục thực hiện ...
Để ổn định cuộc sống và việc học tập lâu dài cho các em nhà trường đã mở sổ tiết kiệm định kì và sử dụng các nguồn hỗ trợ khác trong chương trình “TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG”, phối hợp cùng phường Phước Hòa, họ hàng các em để không những năm học nầy mà về lâu dài các em không phải bỏ dỡ việc học
                                                                                                 

                                                Lãnh đạo trường trao Sổ tiết kiệm



            Lớp chúng ta cũng đã quyên góp được 750.000 đ để giúp em Vinh. Hi vọng rằng với sự động viên và giúp đỡ của người thân, thầy cô và bạn bè, em Vinh sẽ sớm vượt qua nỗi đau này, cố gắng học tập tốt để ba, mẹ em cảm thấy yên tâm nơi suối vàng!